Mác bê tông là gì? Cấp phối bê tông M150, M250, M300 như thế nào?

Thời gian đăng : 20/08/2021

Bê tông, mác bê tông chắc chắn không phải là thuật ngữ quá xa lạ đối với những các kỹ sư và công nhân hoạt động trong ngành xây dựng. Biết rằng có rất nhiều người rất muốn tìm hiểu về các vấn đề và các quy định trong ngành xây dựng nên bài viết này đã ra đời. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc về yếu tố cơ bản và không thể thiếu, không thể không nhắc tới đó là bê tông. Bê tông là gì? Câu hỏi này chắc ai cũng có thể dễ dàng trả lời được. Vậy liệu rằng có quy định, có thước đo nào có thể đánh giá được chất lượng của bê tông hay không?  Đối với câu hỏi này, chúng tôi sẽ trả lời giúp bạn rằng có. Vậy thước đo đó được gọi tên là gì? Nó đánh giá bê tông dựa vào những yếu tố nào?,…Để biết được câu trả lời? Phát Đại Lộc mời bạn tới với bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là thước đo độ cứng, độ chịu nén của bê tông sau khi hoàn thành quá trình ninh kết (4 tuần tính từ ngày đổ). Ở khoảng thời gian này bê tông đã “già” và đạt được độ cứng nhất định khoảng 99 %, dù vậy nhưng sau 28 ngày quá trình ninh kết vẫn diễn ra và bê tông có thể cứng hơn nữa. Thuật ngữ “ mác bê tông” được bắt nguồn từ Liên Xô và đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Mác bê tông

Có rất nhiều các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng bê tông như lực uốn, nén, kéo, trượt,…dựa vào những thí nghiệm thực tiễn thì người ta cho rằng lực tác động nhiều nhất đối với bê tông đó là lực nén. Cũng chính vì vậy trong ngành xây dựng đã lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng bê tông.

Đối với các mục đích sử dụng khác nhau, từ các công trình từ dân dụng tới thương mại thì chất lượng, độ chịu bền, chịu nén của bê tông cần đạt được cũng khác nhau. Người ta có thể tạo ra các loại mác bê tông có độ chịu nén vừa phải như M50, M75, M100, M200,… cho tới những mác bê tông cực cao như M1000 hay M1500,….

Theo công thức đề ra thì khi nhìn vào những con số phía sau ký hiệu M ta có thể hiểu rằng chúng là chỉ số thể hiện khả năng chịu lực của bê tông. Vậy ở đây M150 có nghĩa là 15MPa hay là 150kg/cm2. Tương tự với các chỉ số M250 sẽ có khả năng chịu lực là 250kg/cm2 và M300 là 300kg/cm2.

Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền

Ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi về quy định cũng như quy ước kí hiệu. Thay vì sử dụng kí hiệu M là mác bê tông như ngày xưa thì hiện nay sẽ dùng kí hiệu B để biểu thị cấp độ bền của bê tông. Có sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này đó là đối với mác bê tông, mẫu thí nghiệm sẽ là khối bê tông có hình lập phương với kích thước 15cm còn đối với độ bền B thì vật mẫu được sử dụng phải có hình trụ. Nhưng sự khác biệt nhỏ này cũng không phải là vấn đề lớn vì ta có thể quy đổi cấp độ của chúng với nhau.

Nếu chỉ dừng lại ở những con số mà không có giải thích thì liệu những người mới bắt đầu có thể hiểu được như thế nào để có được con số đó, giữa các con số, ký hiệu đó có mức độ khác nhau như thế nào, các mác bê tông có thể chịu được lực nén tối đa bao nhiêu,…bảng tra mác bê tông dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bạn đang gặp phải. 

Cường độ chịu nén

Mpa

Cấp độ bền

B

Mác bê tông

M

12.84 B10 M150
16.05 B12.5 M150
19.27 B15 M200
25.69 B20 M250
28.90 B22.5 M300

 

Bê tông C20, C25, C30, C35 tương ứng với mác bê tông bao nhiêu?

Cùng một ngành xây dựng nhưng trên thế giới lại có nhiều quy ước khác nhau về mặt ký hiệu. Ta có thể thấy, đối với tiêu chuẩn Việt Nam ký hiệu để biểu thị cấp độ bền của bê tông người ta sẽ sử dụng ký hiệu là B hoặc M, nhưng đối với các nước khác cũng cùng mục đích biểu thị cấp bền của bê tông nhưng họ lại sử dụng ký hiệu C. Sở dĩ nước ngoài sử dụng ký hiệu C cho cấp độ bền là theo đúng với quy định tiêu chuẩn Châu Âu ( EC2). Được biết đây cũng là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Vậy giữa hai tiêu chuẩn của Việt Nam và Châu Âu liệu có gì khác nhau hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và quy đổi từ tiêu chuẩn Việt Nam sang tiêu chuẩn Châu Âu xem sự chênh lệch như thế nào qua bài viết dưới đây.

Độ bền theo tiêu chuẩn Châu Âu (EC2)

C

Độ bền theo tiêu chuẩn Việt Nam

B

Mác theo cường độ chịu nén

M

C20 B20 M200
C25 B25 M350
C30 B30 M400
C35 B35 M450

Công thức tính mác bê tông như thế nào?

Để thu được kết quả và đưa ra những con số tương ứng với mác bê tông thì chắc chắn chúng ta sẽ phải tính toán. Vậy dựa vào công thức nào để có thể đưa ra chỉ số mác bê tông đó? Đáp án sẽ được bật mí cho bạn ngay sau đây!

Để có được con số chính xác về mác bê tông ta cần làm thí nghiệm nén trên ít nhất 3 mẫu bê tông với những ngày tuổi khác nhau. Mỗi vật mẫu sẽ phải chịu lực nén cực mạnh cho tới khi nào vỡ ra. Lực nén lúc khối bê tông mẫu vỡ ra chính là tải trọng lớn nhất mà khối bê tông có thể chịu được. Lấy tải trọng lớn nhất đó chia cho 250 sẽ cho ra cường độ chịu nén của bê tông. Tiếp theo lấy tổng cường độ chịu nén trên 3 vật mẫu và chia cho 3 sẽ ra mác bê tông bạn cần tìm.

Cấp phối bê tông là gì?

Bê tôngThuật ngữ cấp phối bê tông chỉ đơn thuần là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ nguyên vật liệu cần dùng trong 1m3 bê tông. Mỗi mác bê tông sẽ có một công thức cấp phối bê tông khác nhau. Sở dĩ chúng có sự khác nhau là do mỗi mác bê tông sẽ yêu cầu một tỷ lệ vật liệu khác nhau.

Cấp phối bê tông mác 150, 200, 250 theo tiêu chuẩn của  bộ xây dựng 

Các nguyên liệu cơ bản có trong bê tông sẽ là nước, xi măng, cát, đá,..Nhưng như đã nói ở trên, mỗi mác bê tông sẽ có một yêu cầu về thành phần, tỷ lệ nguyên liệu khác nhau.  Để đảm bảo việc đồng đều và thuận tiện trong quá trình công tác thi công thì Bộ xây dựng đã đề ra tiêu chuẩn cấp phối đối với các mác bê tông phổ biến nhất. Vậy chúng khác nhau như thế nào?

Mác  bê tông Xi măng (Kg) Cát vàng (m3) Đá 1×2 (m3) Nước ( lít)
150 288.02 0.5 0.913 185
200 350.55 0.48 0.9 185
250 415.12 0.46 0.88 185

Bảng định mức cấp phối mác bê tông 150, 200, 250 theo Bộ xây dựng

Để đảm bảo được chất lượng của mỗi mác bê tông yêu cầu thì cấp phối bê tông sẽ có sự khác nhau trong tỷ lệ xi măng, cát, đá và nước trên 1m3 bê tông.

Yếu tố quyết định tới cấp phối bê tông

Cấp phối bê tông chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố nguyên liệu như phụ gia, lượng nước, cốt liệu, chất kết dính,…chính vì vậy để đạt được mác bê tông như mong muốn thì người ta phải tiến hành thử nghiệm rất nhiều lần về các tỷ lệ có trong 1m3 bê tông. Thông qua các thí nghiệm thì người ta mới đưa ra nhận định rằng yếu tố quyết định tới cấp phối bê tông là các thành phần chính yếu như xi măng, cát vàng, đá và nước. Chính  tỷ lệ của các thành phần này đã tạo ra sự khác biệt giữa các mác bê tông.

Nếu tỷ lệ nước được thêm vào quá lớn so với những thành phần khác thì hỗn hợp vữa sẽ bị nhão, loãng và có độ sụt cao từ đó dẫn tới tình trạng lâu ninh kết. Còn ngược lại, nếu quá ít nước thì hỗn hợp bê tông sẽ bị khô, nhanh đông kết. Đặc biệt, đối với các hỗn hợp quá khô như vậy thì bê tông không thể phát triển được hết cường độ cần thiết.

Còn nếu lượng đá và cát quá nhiều cũng có thể gây ra tình trạng khô, sự liên kết kém và dẫn tới chất lượng bê tông kém, dễ bị bào mòn theo thời gian, không đủ cứng để tạo sự kiên cố, vững chắc cho công trình.

Cấp phối mác vữa bê tông

Hãy nhìn qua bảng cấp phối mác vữa bê tông sau đây và cùng tìm hiểu cùng chúng tôi.

Vật liệu Mác vữa
75 100 125 150
Xi măng (Kg) 220 315 345 380
Cát (m3) 1.221 1.079 1.064 1.028
Nước ( lít) 220 268 269 274
Áp dụng Vữa xây Công trình hoàn thiện

 Bảng tra cấp phối mác bê tông theo xi măng PC30

Mối loại mác bê tông, mỗi loại nguyên vật liệu, tỷ lệ nguyên vật liệu khác nhau tạo ra một hỗn hợp khác nhau, từ đó chất lượng bê tông cũng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi dựa vào nền tảng xi măng PC30 để đưa cho Quý độc giả công thức cấp phối mác bê tông đạt chuẩn như sau:

Loại bê tông Xi măng PC30

(Kg)

Cát vàng (m3) Đá (m3) Nước (lít)
M100 đá 4×6 200 0.53 0.94 170
M150 đá 4×6 257 0.51 0.92 170
M200 đá 1×2 350 0.48 0.89 189
M250 đá 1×2 415 0.45 0.9 189
M300 đá 1×2 450 0.45 0.887 176
M150 đá 2×4 272 0.51 0.91 180
M200 đá 2×4 330 0.48 0.9 180
M250 đá 2×4 393 0.46 0.887 180
M300 đá 2×4 466 0.42 0.87 185

Tỷ lệ trộn bê tông tiêu chuẩn M150, M200, M250, M300

Bê tông đạt được chất lượng tốt nhất là điều mà ai cũng mong muốn đạt được. Tưởng chừng như đó là điều đơn giản nhưng trên thực tế có rất nhiều người phải loay hoay khi nói tới vấn đề này. Tưởng không khó nhưng lại khó không tưởng, chỉ cần bạn sơ suất, lỡ tay hay tính toán sai một ly thôi bạn cũng có khả năng thất bại trong chính cái mà bạn nghĩ nó là sở trường của mình. Thực tế trên các công trình cho thấy, hầu như tất cả mọi thứ đều mang tính ước lượng và đong đo bằng thước đo “ kinh nghiệm”. Để hạn chế những sai sót và giảm thiểu những rủi ro không đáng có do những sai sót đó gây ra chúng tôi sẽ mách bạn tỷ lệ trộn bê tông tiêu chuẩn M150, M200, M250 và M300 mà có thể bạn chưa biết!

Bê tông M150: 1 bao xi măng + 4.5 thùng cát + 8 thùng đá

Bê tông M200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá

Bê tông M250: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá

Bê tông M300: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá

Để tạo ra được các công trình đẹp, chất lượng tốt, độ bền cao thì nhà thầu, người thi công cần hiểu rõ được bản chất, nguyên lý hoạt động của bê tông để lựa chọn ra được những nguyên liệu tốt, phù hợp với công trình của mình. Hy vọng bài viết trên đã giúp cho các kỹ sư, các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các vấn đề xung quanh bê tông, mác bê tông.

Xem thêm : Phụ gia bê tông là gì? Ứng dụng của các loại phụ gia bê tông hiện nay

Từ khóa: