Cách tính số lượng thép, sắt dùng cho 1m2 sàn nhà

Thời gian đăng : 24/08/2021

Việc tính toán, ước lượng khối lượng sắt, thép trước khi thi công công trình là điều tất yếu phải diễn ra. Dù rằng đây là điều hiển nhiên nhưng lại khiến cho nhiều nhà đầu tư cùng với các nhà thầu phải đau đầu. Việc tính toán phải đồng thời đáp ứng được nhiều yêu cầu đề ra như lượng thép phải thực sự phù hợp, đảm bảo không thiếu hụt dẫn tới chất lượng công trình kém, đồng thời không quá nhiều gây lãng phí và kéo chi phí xây dựng cao. Vậy sử dụng lượng thép như thế nào mới là phù hợp, liệu rằng có công thức nào có thể đưa ra con số thỏa đáng hay không? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây để có thể giải đáp được những vấn đề bạn đang gặp phải, hãy để Công Ty Phát Đại Lộc giúp bạn có thêm kiến thức và có được những trải nghiệm tuyệt vời hơn trong tương lai.

Vai trò của thép đối với sàn nhà

Là một nguyên vật liệu rất quan trọng trong xây dựng với các thành phần chủ yếu như là  sắt, carbon và một số nguyên tố hóa học khác thì thép được coi như là một hợp kim bổ trợ rất nhiều tính chất cho bê tông. Nhờ thép mà các khối bê tông với công dụng làm sàn nhà, trần nhà,… có được độ cứng, độ đàn hồi và độ bền theo thời gian.

Cách tính số lượng thép, sắt dùng cho 1m2 sàn nhà

Sự kết hợp giữa bê tông với thép sẽ tạo nên một khối bê tông cốt thép có độ bền bỉ cao, tạo ra kết cấu cứng, có độ chịu lực cao. Hình thức kết hợp giữa bê tông và thép được ứng dụng rất nhiều trong quá trình thi công sàn nhà hiện nay. Kết cấu của những trụ thép trong sàn nhà được coi là “xương sống” giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lực, giúp công trình trở nên kiên cố hơn, có khả năng chịu lực lớn hơn. Một khối sàn bê tông có giày như thế nào đi nữa nhưng không có sự giúp sức của thép thì hệ thống bê tông đó cũng sẽ nhanh chóng bị sụp đổ.

Như đã nói, bê tông có độ cứng cao nhưng lại có cường độ chịu kéo thấp. Trong khi đó sàn nhà lại là bộ phận có trách nhiệm chịu lực nén, kéo, cắt,…vậy cho nên sự có mặt của thép trong bê tông sàn sẽ làm gia tăng tính dẻo và chịu kéo cho bê tông. Với những vai trò của thép thì người ta cũng gọi tên một số loại cốt thép theo chức năng của nó như: cốt thép chịu lực, cốt thép đai, cốt thép cấu tạo,…có thể coi vai trò của thép ngang với vai trò của sàn nhà trong một công trình. Sàn nhà là bộ phận không thể thiếu trong một công trình cũng như thép là một thành phần không thể thiếu trong kết cấu của một sàn nhà.

Với giá thành thấp nhưng lại mang về chất lượng công trình tốt thì cho tới nay ngành xây dựng vẫn chưa thể tìm ra được nguyên liệu nào có thể thay thế vai trò của thép. Theo các số liệu thống kê cho thấy lượng thép trên thế giới chủ yếu được ứng dụng vào lĩnh vực này.

Tại sao nên tính toán lượng thép, sắt cần dùng cho 1m2 sàn nhà

Tại sao phải tính toán lượng thép cần sử dụng cho 1m2 sàn nhà. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để thấy vai trò của việc tính toán đó quan trọng như thế nào trong một công trình nhé.

Khi thi tiến hành đầu tư bất cứ công trình nào thì xu hướng chung các nhà đầu tư sẽ có mong muốn tiết kiệm chi phí xây dựng nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Muốn tiết kiệm hợp lý thì không có con đường nào khác ngoài tính toán để đưa ra con số phù hợp. Việc tính toán này sẽ giúp ta ước lượng được lượng nguyên vật liệu vừa đủ, không thiếu không thừa đối với quy mô công trình. Không nói tới những công trình lớn mà ngay cả những công trình xây dựng có quy mô nhỏ với tính chất dân dụng cũng không thể bỏ qua việc tính toán này.

Cách tính số lượng thép, sắt dùng cho 1m2 sàn nhà

Thép là một nguyên liệu không hề xa lạ gì với tất cả chúng ta. Đây cũng là một nguyên liệu được coi là rẻ so với lợi ích mà nó mang lại. Nhưng không có nghĩa vì nó rẻ mà ta có thể sử dụng một cách tùy ý, tùy tiện theo cảm quan của mình. Bất cứ thứ gì nhiều quá cũng không tốt, thậm chí nó còn phản tác dụng. Nếu như các nhà thầu, các công nhân xây dựng sử dụng lượng thép dựa vào kinh nghiệm của bản thân có thể dẫn tới các trường hợp không đáng xảy ra như sàn không đủ vững để có thể chịu lực. Trên thực tế, đã có rất nhiều các công trình đổ sập ngay sau khi xây dựng không lâu, thậm chí nhiều công trình do thiếu hụt thép sườn sàn mà chưa đổ xong sàn hỗn hợp xi măng đã chảy xuống dưới. Hay với một chiều hướng khác sử dụng nhiều thép quá thể đáng so với kết cấu cần thiết. Điều này có thể giúp cho công trình vững chắc hơn nhưng lại có chiều hướng xấu đối các nhà đầu tư vì chi phí kéo lên một cách không cần thiết.

Vậy cho nên việc tính toán lượng thép cho 1m2 sàn là rất cần thiết. Nó đảm bảo công trình đủ kiên cố, chịu được lực nén và không hề lãng phí. Qua những tính toán lượng thép cần dùng cho 1m2 sàn ta có thể ước lượng được lượng thép toàn công trình là bao nhiêu để có thể thu chi hợp lý hơn. Tránh gây ra những tổn thất không đáng có.

Các loại thép xây dựng trên thị trường

Hiện nay trên thế giới có hơn 3.500 loại thép được sản xuất theo nhiều quy trình, hình thức và chất lượng khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều mục đích trong xây dựng. Ta có thể điểm qua nhiều loại thép như thép cuộn, thép cây thanh vằn, thép cây thanh tròn, thép ống, thép hình U,L,V,C, thép tấm,…Mỗi loại thép sẽ có các đặc tính và chất lượng khác nhau cho nên ta cần hiểu rõ để đưa ra những lựa chọn chính xác cho công trình của mình. Ví như thép cuộn thường được dùng trong các công trình nhà ở, cầu đường, hầm,… Thép ống thì thường được dùng trong nhà thép tiền chế, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng,… Vậy loại thép nào phù hợp với mục đích làm sàn nhà? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Loại thép nào phù hợp dùng cho sàn

Sàn nhà là bộ phận chịu tác động của nhiều lực nhất trong một công trình, chính vì vậy việc lựa chọn thép đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với sàn nhà là điều rất quan trọng. Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại thép, vậy lựa chọn loại nào mới là chính xác?

Trong các công trình hiện nay người ta thường sử dụng loại thép cây thanh vằn và thép cây thanh trơn để làm sàn nhà. Sở dĩ loại thép thanh này được lựa chọn để làm cốt cho sàn nhà là các tố chất nổi trội của nó như kết cấu thanh dài, có độ dẻo dai và giãn dài tốt. Ngoài ra, đây cũng là loại thép có độ cứng tốt, độ bền cao. Hiện tại loại thép thanh này có rất nhiều kích thước, cỡ số khác nhau dễ dàng lựa chọn.

Công thức tính

Các nhà thầu hiện nay thường áp dụng công thức dưới đây để có thể tính được lượng thép cần sử dụng trên 1m2 sàn. Đây cũng là công thức được áp dụng chung và rỗng rãi nhất hiện nay. Mời quý độc giả cùng tham khảo:

V= m:D

Trong đó:  V là thể tích (m3)

m là khối lượng (kg)

D là khối lượng riêng (m3)

Theo đó thể tích của 1kg sắt sẽ là V= m:D = 1: 7800 = 0.078m3 = 78000cm3

Tỷ lệ thép tối thiểu = 0,7%.

  • Số lượng thép = 0,7/ 100 x 1 = 0,007 m³.
  • Trọng lượng thép = 0,007 x 7850 = 54,95≊55 kg/ m³.

Tỷ lệ thép tối đa = 1,0%.

  • Số lượng thép = (1,0 / 100) x 1 = 0,01 m³.
  • Trọng lượng thép = 0,01 x 7850 = 78,5kg / m³.

Vậy nên 1m2 sàn có thể sử từ 120kg – 150kg thép/m2

Đối với tầng loại thép, kích thước thép khác nhau thì lượng thép cần sử dụng là khác nhau.

Bảng tính toán khối lượng vật liệu công trình

Kết cấu Số lượng thép Khối lượng thép
Tối thiểu % Tối đa% Tối thiểu (kg/m3) Tối đa (kg/m3)
Sàn 0.7 1.0 54.95 78.5
Dầm 1.0 2.0 78.5 157
Cột 0.8 6.0 62.8 471
Móng 0.5 0.8 39.25 62.8

Một số nguyên tắc, phương thức bố trí thép trong xây dựng sàn

Để nâng cao chất lượng sàn, tăng khả năng chịu lực thì người ta thường làm khung thép sàn thành 2 lớp để phân bổ lực nén lên nhiều tầng thép một cách đồng đều, từ đó lực tác động xuống sàn cũng được giảm tối thiểu nhất.

Khi thi công thép sàn thường người công nhân sẽ tiến hành đan thép lại với nhau thành một mô hình sàn để tăng sự liên kết giữa các thanh thép với nhau. Có hai cách bố trí thép sàn đang được áp dụng rộng rãi đó là bố trí thép sàn 1 phương và bố trí thép sàn 2 phương.

Đối với cách bố trí thép sàn 1 phương thì các phương thép sẽ được uốn về 1 hướng, cũng có nhiều trường hợp có thể uốn theo hai phương nhưng hai phương này không có cường độ chịu uốn bằng nhau. Cách bố trí thép này có thể áp dụng với những trường hợp bê tông cần để kê lên tường hoặc đổ liền dầm.

Với phương thức bố trí thép sàn 2 phương thì thép sẽ được uốn về 2 hướng, cường độ chịu uốn của hai hướng là bằng nhau. Điểm tạo ra sự khác biệt của phương thức bố trí thép sàn 2 phương với 1 phương là ở chỗ liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng cạnh liền kề, trong khi ở phương thức 1 phương thì các liên kết với dầm chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng hai cạnh đối diện.

Tuy nhiên để định hướng nên áp dụng phương thức bố trí sàn theo hướng nào thì ta cần xác định nội lực của sàn để không ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ công trình.

Một số lưu ý trong quá trình chọn thép

Để công trình có chất lượng tốt ta cần xem xét kỹ lưỡng nguồn nguyên vật liệu sử dụng. Đối với thép, ta cần chú ý những điểm sau đây để có thể có được kết quả như mong muốn:

  • Đơn vị cung cấp thép phải uy tín
  • Chất lượng thép phải đạt chuẩn
  • Giá cả phù hợp, cạnh tranh

Hy vọng thông qua bài viết chúng tôi đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý độc giả, giúp bạn xây dựng công trình của mình ngày càng hoàn hảo hơn.

Xem thêm : Chi phí đổ 1m2 sàn bê tông cốt thép hết bao nhiêu tiền?

Từ khóa: