Hướng dẫn cách đọc bảng tuần hoàn hóa học lớp 8,9,10 dễ nhớ
Mục Lục
Bảng tuần hoàn là một trong những bảng các nguyên tố hóa học có từ rất lâu đời, áp dụng vào chương trình dạy học của lớp 8,9,10. Là cuốn cẩm năng không thể thiếu của nhiều bạn học sinh. Bảng tuần hoàn là gì ? cách đọc như thế nào. Hãy cùng tham khảo bí quyết giúp bạn ghi nhớ bảng tuần hoàn mới nhất qua bài viết chia sẻ dưới đây
Bảng tuần hoàn là gì ?
Bảng tuần hoàn hay còn gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do nhà khoa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1969. Để giúp mọi người có thể nhớ dễ dàng các nguyên tố hóa học, ông đã sắp xếp theo một chu kỳ dễ học, dễ nhận biết. Giá trị của bảng tuần hoàn hóa học là khả năng tính toán chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Được áp dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, vật lý, sinh học, phát minh công nghệ cũng như nuôi cấy tế bào.
Ý nghĩa bảng tuần hoàn hóa học
- Nếu biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, từ đó biết được cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.
- Khi biết vị trí của nguyên tố trong bảng, có thể hiểu được những tính chất hóa học cơ bản của nó.
- Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố có trong bảng, ta cũng có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận khác.
Quy tắc bảng tuần hoàn hóa học
Để sử dụng bảng tuần hoàn hóa học 10 một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần chú ý những thành phần như sau :
– Số nguyên tử: Hay còn gọi là số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Số nguyên tử cũng bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện.
– Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
– Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Quy tắc: Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại.
– Cấu hình electron: Cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng.
– Số oxi hóa: Là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử. Nhờ số oxi hóa, chúng ta có thể nhận biết được số electron trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng.
– Tên nguyên tố: Là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân.
– Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latin và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.
Mẹo giúp ghi nhớ lâu bảng tuần hoàn nguyên tố
Để nhớ và học thuộc bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học khiến nhiều bạn học sinh than trời than đất. Khó, dài, rắc rối. Nay có mẹo giúp bạn dễ học bằng những câu thơ cực hay dễ thuộc
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
– Dãy hoạt động hoá học của kim loại: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au. Cách nhớ: Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Áo Phi Âu.
– K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au. Cách nhớ:
+ Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu.
+ Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu.
– Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au. Cách nhớ: Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu.
Các nguyên tố phân nhóm chính
– Nhóm IA: Li – Na – K – Rb – Cs – Fr: Lâu nay không rảnh coi phim.
– Nhóm II: Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra: Bé Mang Cây Súng Bắn Ruồi
– Nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba Ra: Banh Miệng Cá Sấu Bẻ Răng.
– Nhóm IIIA : B Al Ga In Ti: Bà Anh lấy Gà Trong Tủ lạnh.
– Nhóm IVA: C Si Ge Sn Pb: Chú Sỉ Gọi em Sang nhậu Phở bò.
– Nhóm VA : N P As Sb Bi: Ni cô Phàm tục Ắt Sầu Bi.
– Nhóm VIA: O S Se Te Po: Ông Say Sỉn Té Bò.
– Nhóm VIIA : F Cl Br I At: Phải Chi Bé Iêu Anh.
– Nhóm VIIIA : He Ne Ar Kr Xe Rn: Hằng Nga Ăn Khúc Xương Rồng.
Bài thơ hóa trị
- Kali (K), iốt (I), hidrô (H).
- Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài.
- Là hoá trị I hỡi ai.
- Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.
- Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg).
- Ôxi (O), đồng (Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba).
- Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca).
- Hoá trị II nhớ có gì khó khăn!
- Này nhôm (Al) hoá trị III lần.
- In sâu trí nhớ khi cần có ngay.
- Cácbon (C), silic (Si) này đây.
- Có hoá trị IV không ngày nào quên.
- Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền.
- II, III ta phải nhớ liền nhau thôi.
- Lại gặp nitơ (N) khổ rồi.
- I , II , III , IV khi thời lên V.
- Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm.
- Xuống II lên IV khi thì VI luôn.
- Phốt pho (P) nói đến không dư.
- Có ai hỏi đến, thì ừ rằng V.
- Em ơi cố gắng học chăm.
- Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
Hi vọng qua bài viết chia sẻ dưới đây, bạn sẽ không phải lo lắng cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học và đưa ra cho mình một phương pháp học hóa hiệu quả nhất