Sodium là gì? Những điều cần quan tầm về Sodium
Mục Lục
Sodium là loại nguyên tố khá đặc biệt bởi chúng không tồn tại trong môi trường tự nhiên vì phải được tạo thành bằng hợp chất nhưng chúng khác phong phú. Tại sao nói như vậy hãy cùng mình tìm hiểu thêm về những đặc điểm, tính chất và các ứng dụng của Sodium ngay nhé
Sodium là gì?
Sodium còn có tên gọi khác là Natri (có nguồn gốc từ tiếng Latinh mới) là tên của một nguyên tố đồng vị ổn định là 23. Natri là nguyên tố phong phú thứ sáu trên lớp vỏ trái đất, tương đương khoảng 2,6% khối lượng của vỏ trái đất, và được tìm thấy trong nhiều loại khoáng chất như fenspat, muối mỏ và sodalite.
Hầu hết các muối natri hòa tan nhiều trong nước và do natri bị rửa trôi khi tiếp xúc với nước, clo và natri là những nguyên tố hòa tan phong phú nhất trong các vùng biển trên đất liền.
- Số hiệu: 11
- Kí hiệu: Na
- Trọng lượng: 22,98976
- Nóng chảy ở: 883 độ C
- Sôi ở: 97,8 độ C
Tính chất của Sodium
Tính chất vật lý
Natri là chất dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Natri là kim loại kiềm màu trắng bạc, có lớp mỏng ánh tím, natri rất nhẹ, rất mềm và rất dễ nóng chảy. Hơi natri có màu đỏ sẫm gồm các nguyên tử Na và những phân tử Na2. Ở điều kiện nhất định, tạo ra dung dịch keo của natri trong ete màu tím, màu chàm khi phản ứng
Tính chất hóa học
Là một loại chất khử vô cùng mạnh. Tạo thành các oxit và tạo ra ngọn lửa có màu vàng khi cho Sodium tác dụng với phi kim bằng việc đốt cháy trong trong oxi
4Na + O2 → 2Na2O
2Na + Cl2 → 2NaCl
Trong axit loang Sodium sẽ khử ion H+ (hay H3O+) thành hydro tự do.
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.
2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.
Lưu ý: Nếu natri tiếp xúc với axit sẽ gây nổ.
Tạo thành dung dịch kiềm giải phóng khí hidro khi cho sodium phản ứng mạnh với nước vì sodium là chất ưa nước
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
Tạo thành natri hiđrua khi Sodium phản ứng với hidro ở áp suất khá cao và ở nhiệt độ khoảng 350-400 độ C
2Na (lỏng) + H2 (khí) → 2NaH (rắn)
Điều chế Sodium
Vì Na dễ bị oxi hóa nên nó được tạo ra bằng cách điện phân nóng chảy halogenua hoặc hiđroxit.
Na+ + e → Na – 2Cl – – 2e → Cl2
2NaCl nc → 2Na + Cl2↑
NaCl nóng chảy ở 800 độ C, vì vậy 25% NaF và 12% KCl được thêm vào để hạ nhiệt độ n/c xuống 600 ° C.
Ứng dụng của Sodium
Đối với con người
- Chức năng Sodium là duy trì thể tích và nồng độ của dịch ngoại bào. Chúng hỗ trợ cân bằng ổn định chất lỏng và nước trong cơ thể và duy trì nồng độ pH chính xác (kiềm và axit).
- Các ion natri, kali và clorua là những yếu tố quan trọng trong quá trình co cơ và dẫn truyền các xung của thần kinh.
- Thiếu natri hoặc hạ natri máu có thể gây mỏi cơ, co giật, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim không đều và trong trường hợp nghiêm trọng có thể tử vong. Tuy nhiên, người thừa natri do ăn quá nhiều muối dễ bị bệnh về thận như suy thận, cao huyết áp, nhịp tim không đều, mất cân bằng độ pH trong cơ thể và một loạt các bệnh khác.
Trong công nghiệp
- Hàng triệu tấn hợp chất natri được sản xuất mỗi năm, trong đó natri clorua được sử dụng rộng rãi như một chất chống đông, khử đá và chất bảo quản.
- Natri cùng với Kali với nhiều loại thuốc thiết yếu giúp bổ sung sodium để cải thiện khả dụng sinh học.
- Natri được sử dụng làm kim loại hợp kim, chất chống đóng cặn và chất khử kim loại khi các vật liệu khác không hiệu quả.
- Natri lỏng được sử dụng làm chất lỏng truyền nhiệt trong phản ứng hạt nhân do dẫn nhiệt mạnh.
- Natri được kết hợp với các hợp chất thích hợp để tạo ra các sản phẩm được sử dụng tạo bọt trong dầu gội, nước súc miệng và kem đánh răng…
- Natri kim loại được sử dụng trong quá trình chế biến các hợp chất hữu cơ và sản xuất este.
- Kim loại kiềm này là một thành phần của natri clorua (NaCl – muối ăn), là một phần quan trọng của sự sống.
- Natri hypoclorit thường được tìm thấy trong chất tẩy trắng, máy lọc nước và chất tẩy rửa.
- Đôi khi được sử dụng làm chất nhũ hóa dầu trong sản phẩm
Những lưu ý khi dùng Sodium
- Dạng bột của natri là một chất nổ mạnh khi nó phản ứng với nước và là một chất độc có thể liên kết và phân ly nhiều nguyên tố khác.
- Nếu natri được bảo quản, nó phải ở trong dầu mỏ hoặc khí trơ
- Cần hết sức thận trọng khi làm việc với hoặc tiếp xúc với Na và phải đeo thiết bị bảo hộ khi làm thí nghiệm với chất này.
Bài viết đã chia sẻ những đặc điểm, tính chất cũng như những ứng dụng tuyệt vời của Sodium. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm : Magnesium là gì? Tính chất và ứng dụng nổi bật của Magnesium