Trẻ tập đi hay kiễng chân có sao không ? Cần lưu ý gì ?
Mục Lục
Trẻ tập đi kiễng chân là hiện tượng bình thường
Mỗi bước đi đầu đời của bé là sự trải nghiệm mới mẻ mà bé trải qua, vì bé chưa quen với việc chân chạm với mặt đất hoặc sàn nhà, vẫn căng thẳng không được tự tin nên nhiều bé sẽ đi kiểu nhón gót chân hay còn gọi là kiễng chân. Đây là một biểu hiện rất bình thường nên mẹ không có gì phải quá lo lắng.

Trẻ tập đi hay kiễng chân có sao không
Thỉnh thoảng bé thường chơi đùa và bắt chước người khác nên thường đi theo kiểu nhón chân nhưng nếu mẹ quan sát bé đã đi vững và đi kiễng chân mọi lúc thì đây là dấu hiệu không được tốt, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay.
Những dấu hiệu bé đi kiễng chân mà mẹ nên đề phòng
Mặc dù đã tập đi rất lâu nhưng trẻ vẫn không giữ được thăng bằng, đứng không vững và thường xuyên bị ngã.
Bé không thể đứng hết cả bàn chân xuống sàn mà vẫn cứ nhón gót chân cho dù bé đã đi được vững.
Khi bé đã được 2 tuổi mà vẫn đi kiễng chân mặc dù mẹ đã cố tập cho trẻ cách đi hết cả bàn chân.
Mẹ sờ thấy bắp chân của bé săn lại. Khi mẹ phát hiện ra bé đi kiễng chân bất thường thì nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra nhé.
Một số nguyên nhân khiến bé đi kiễng chân
Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến hệ thần kinh của bé khiến cho các cơ và gân của bé không hoạt động bình thường được. Trẻ thường mắc các bệnh sau đây:
Bệnh gân Achilles ngắn: đây là gân nối từ gót chân đến bắp chân, nếu gân này ngắn thì sẽ làm bé đứng kiễng chân, chân khó chạm đất hoàn toàn.
Loạn dưỡng cơ bắp: đây là căn bệnh di truyền hoặc là gen lặn tác động nên, trẻ bị mắc bệnh teo cơ, loại bệnh khiến cho các sợi cơ của bé bị teo dần theo thời gian, bé có thể sẽ không đi lại được.
Bại não: bệnh bại não sẽ khiến cho trẻ không đi lại bình thường được do hệ thần kinh đã bị tổn thương nghiêm trọng, bên cạnh đó trẻ sẽ có tư duy chậm phát triển.
Tự kỷ: tự kỷ là một căn bệnh phức tạp, trẻ sẽ bị rối loạn các chức năng giao tiếp, trẻ không tương tác được với mọi người xung quanh và thường có xu hướng xa lánh đám đông.
Các phương pháp điều trị khi bé đi kiễng chân bất thường
Nếu hiện tượng đi nhón chân của bé ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài thì có thể bé sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:
Phương pháp vật lý trị liệu: đây là phương pháp giúp kéo dài cơ chân và cơ bàn chân để trẻ có thể đi lại bình thường.
Cố định dáng đi bằng cách băng chân và nẹp, nếu không hiệu quả sẽ dùng bột để bó chân, giúp cho các ngón chân hướng thằng về trước và cải thiện dáng đi sau này cho bé.
Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để kéo dài gân achilles dài ra.
Điều trị tâm lý cho trẻ trong trường hợp trẻ đi nhón chân do mắc các bệnh bại não, tự kỷ. Với phương pháp này đòi hỏi mẹ phải dành nhiều thời gian quan tâm bé, bé thường có xu hướng thu mình lại không muốn giao tiếp với ai vì thế mẹ có thể cho bé ra ngoài thường xuyên, tiếp xúc nhiều người.
Trẻ tập đi có thói quen kiễng chân là một hiện tượng rất bình thường nhưng mẹ nhớ quan sát bé nếu bé có những cử chỉ bất thường nhé. Ngoài ra để bé có thể đi lại bình thường mẹ hãy tập uốn nắn cho bé ngay từ ngày đầu tập đi để bé quen dần! Chúc bé và mẹ luôn khỏe
Xem thêm : Thời gian biểu cho bé 6 tháng ăn dặm của VIÊN DINH DƯỠNG